Jumpa Lahiri là nhà văn nữ gốc Ấn. Cô nhận giải Pulitzer khi mới 32 tuổi, được trao cho tác phẩm đầu tay, trong trường hợp này là tuyển tập "Người dịch bệnh" (Interpreter of Maladies). "Gợi tình" là một truyện ngắn trong tập đó. Tập truyện là những trải nghiệm, trăn trở, nỗ lực hòa nhập của những người tha hương. Và không thiếu những nỗi niềm cô đơn, suy ngẫm về ý nghĩa cuộc đời, kể cả trong một câu chuyện với tiêu đề có vẻ rất câu khách, Gợi tình (Sexy).
Jhumpa Lahiri
Đó là cơn ác mộng kinh khủng nhất của một người vợ. Sau chín năm chung sống, chồng chị họ cô ta phải lòng một người khác, Laxmi kể với Miranda. Chồng chị ta ngồi cạnh một cô gái trên chiếc máy bay từ Delhi tới Montreal và thay vào việc bay về nhà với vợ con, anh ta xuống máy bay cùng cô gái ở Heathrow. Anh ta gọi điện thoại cho vợ nói rằng một cuộc gặp gỡ đã làm đảo lộn cuộc đời anh ta, và rằng anh ta cần có thời gian để sắp xếp lại mọi chuyện. Bà chị họ của Laxmi chỉ còn biết nằm vùi trên giường.
Đó là cơn ác mộng kinh khủng nhất của một người vợ. Sau chín năm chung sống, chồng chị họ cô ta phải lòng một người khác, Laxmi kể với Miranda. Chồng chị ta ngồi cạnh một cô gái trên chiếc máy bay từ Delhi tới Montreal và thay vào việc bay về nhà với vợ con, anh ta xuống máy bay cùng cô gái ở Heathrow. Anh ta gọi điện thoại cho vợ nói rằng một cuộc gặp gỡ đã làm đảo lộn cuộc đời anh ta, và rằng anh ta cần có thời gian để sắp xếp lại mọi chuyện. Bà chị họ của Laxmi chỉ còn biết nằm vùi trên giường.
-
Không phải là mình buộc tội
cô ta, - Laxmi nói. Cô ta với tay lấy gói Hot Mix mà cô vẫn nhấm nháp suốt
ngày. Đối với Miranda thì nó giống như món ăn làm từ ngũ cốc có màu vàng cam bụi
bặm. – Nhưng cậu thử tưởng tượng xem, một cô gái người Anh, bằng nửa tuổi anh
ta.
Laxmi chỉ
hơn Minranda vài tuổi nhưng đã có chồng. Cô ta luôn giữ một tấm ảnh hai vợ chồng
ngồi trên tảng đá trắng phía trước Taj Mahal. Tấm ảnh đó cô đính trong khoang
nhỏ chỗ cô ngồi, cạnh khoang Miranda. Laxmi vừa nói chuyện với cô chị họ ít nhất
cả tiếng đồng hồ, cố gắng an ủi chị ta. Không ai biết chuyện đó. Họ làm việc ở
phòng quyên quỹ của một đài phát thanh công cộng. Xung quanh họ là những người
cũng suốt ngày mải mê với chiếc điện thoại để cầu xin những khoản tiền.
- Mình
thương thằng bé hơn cả, Laxmi nói thêm. – Nó đã phải nghỉ học mấy hôm nay rồi.
Chị mình bảo chị ấy thậm chí không thể đưa nó đi học được.
- Kinh khủng
thật, - Miranda đáp lời.
Thông thường,
những cuộc nói chuyện điện thoại của Laxmi chủ yếu là với chồng về việc bữa tối
ăn gì làm Miranda mất tập trung trong lúc cô đánh những lá thư yêu cầu các
thành viên của đài truyền thanh tăng số tiền đóng góp hàng năm, đổi lại họ sẽ
nhận được một chiếc túi đi chợ hay một chiếc ô. Cô có thể nghe rất rõ tiếng
Laxmi, những câu nói thỉnh thoảng lại chen vào mấy từ Ấn Độ vọng qua bức tường
gỗ dán mỏng giữa hai khoang. Nhưng sáng đó thì Miranda không nghe. Lúc đó cô
cũng đang gọi điện nói chuyện với Dev xem chiều hôm đó họ sẽ gặp nhau ở đâu.
-
Mà cũng chẳng sao, mấy
ngày ở nhà thì chả ảnh hưởng gì đến nó lắm, - Laxmi nhón thêm mấy miếng Hot Mix
rồi cất cái gói vào ngăn kéo. – Nó là một thiên tài đấy. Mẹ nó người Punjab, bố
nó người Băng-gan, và vì nó học tiếng Anh và tiếng Pháp ở trường nên nó gần như
đã nói được đến bốn thứ tiếng. Mình nghĩ nó có thể học nhảy hai lớp cũng chẳng
sao.
Dev cũng
là người Bănggan. Đầu tiên Miranda nghĩ đó là tên gọi của một tôn giáo. Nhưng
sau đó anh chỉ cho cô trên bản đồ nơi gọi là Bănggan. Tấm bản đồ in trong một ấn
bản của tờ tạp chí Kinh tế. Anh mua tờ
tạp chí đó mang đến căn hộ của cô vì cô không có bản đồ hay bất kỳ cuốn sách
nào có in bản đồ. Anh chỉ cho cô thành phố nơi anh sinh ra và một thành phố
khác nơi sinh của bố anh. Có một thành phố được khoanh hình vuông xung quanh để
thu hút sự chú ý. Khi Miranda hỏi hình vuông đó có ý nghĩa gì, Dev cuộn cuốn tạp
chí lại và nói, “Chẳng có gì đáng cho em bận tâm đâu mà”, đùa nghịch gõ ngón
tay lên đầu cô.
Trước khi
ra khỏi căn hộ của cô, anh vứt cuốn tạp chí vào sọt rác cùng với những đầu mẩu
thuốc lá anh luôn để lại trong những chuyến viếng thăm. Khi dõi theo thấy chiếc
xe của anh đã khuất trên đường Commonwealth để về ngôi nhà của vợ chồng anh ở
ngoại ô, Miranda lôi cuốn tạp chí ra, phủi bụi bám trên tờ bìa rồi cuộn nó ngược
lại cho phẳng. Cô leo lên giường nằm, nghiên cứu biên giới Bănggan, cả người vẫn
còn run rẩy vì cuộc làm tình. Phía bên dưới là một cái vịnh và phía trên là một
ngọn núi. Tấm bản đồ liên quan đến một bài báo nào đó tên là Gramin Bank. Cô lật
qua các trang, hy vọng tìm thấy một bức ảnh chụp thành phố nơi Dev sinh ra,
nhưng tất cả những gì cô thấy chỉ là các biểu đồ và các ô. Dù vậy cô vẫn chăm
chăm nhìn vào đó trong khi nghĩ về Dev, về chuyện chỉ mới mười lăm phút trước
đây thôi anh đặt chân cô lên vai anh, ghì xiết đầu gối cô xuống ngực và nói với
cô rằng lúc nào anh cũng thèm muốn cô và rằng anh chẳng thể nào cảm thấy đủ.
Cô gặp
anh một tuần trước, ở cửa hàng Filene. Đó là giờ nghỉ trưa. Cô đi mua mấy chiếc
quần nịt hạ giá ở tầng hầm. Xong việc cô đi thang máy lên gian chính của cửa hàng,
gian bán đồ trang điểm, nơi xà phòng và kem được bày xếp như đồ trang sức, còn
phấn các loại thì trông như những con bướm sau lớp kính bảo vệ. Dù ngoài son
môi Miranda chẳng bao giờ mua thứ gì khác, cô vẫn thích đi dạo qua cái mê lộ bí
hiểm, ngoằn nghèo này. Mê lộ này đã trở nên thân thuộc với cô trong khi tất cả
những thứ khác ở Boston vẫn còn là xa lạ. Cô thích len lỏi qua những người phụ
nữ đứng ở các góc quầy. Họ xịt nước hoa lên những tấm giấy rồi vung vẩy chúng
trong không khí; đôi khi, mấy ngày sau đó cô tình cờ tìm thấy một tờ quảng cáo
bị cuộn trong túi áo khoác của cô và cái hương thơm giàu có thoang thoảng làm
cô thấy ấm áp hơn trong những buổi sáng lạnh lẽo đứng chờ tàu điện ngầm.
Ngày hôm
đó, khi dừng lại ngửi tờ quảng cáo, Miranda nhìn thấy một người đàn ông đứng ở
góc quầy hàng. Bàn tay nhỏ nhắn như tay đàn bà của anh ta cầm mẩu giấy nhỏ. Người
phụ nữ bán hàng nhìn tờ giấy và bắt đầu mở ngăn kéo. Bà ta lôi ra một bánh xà
phòng đựng trong hộp giấy hình chữ nhật màu đen, một hộp kem dưỡng ẩm, một hộp kem
dưỡng da khác và hai tuýp kem bôi mặt. Người đàn ông có làn da rám nắng, trên
các đốt ngón tay trông rõ những sợi lông đen. Anh ta mặc áo sơ mi hồng, quần
màu xanh lính thủy, áo khoác ngoài làm bằng loại vải được dệt từ lông lạc đà với
những chiếc cúc da bóng loáng. Để trả tiền, anh ta đã tháo đôi găng tay da lợn
ra từ trước đó. Anh ta lôi những đồng tiền nhàu nát ra khỏi chiếc ví màu đỏ.
Tay anh ta không đeo nhẫn cưới.
-
Tôi có thể giúp cô được
gì, cô gái? – người bán hàng hỏi Miranda. Bà ta nhướng mắt, nhìn cô qua phía
trên đôi gọng kính đồi mồi trễ xuống mũi, đánh giá cục diện Miranda.
Miranda
không biết mình muốn gì. Tất cả những gì cô biết là cô không muốn người đàn ông
bỏ đi. Anh ta dường như nấn ná, cùng người bán hàng chờ đợi xem Miranda nói gì.
Miranda nhìn những hộp kem, hộp thì thấp, hộp thì cao, được sắp xếp trong chiếc
khay hình ôvan giống như một gia đình đang đứng xếp hàng chụp ảnh.
-
Một hộp kem, - cuối cùng
Miranda nói.
-
Cô bao nhiêu tuổi?
-
Hai mươi hai.
Người bán
hàng gật đầu, mở một hộp kem trên bề mặt lấm tấm như bị đông lạnh.
-
Loại này có thể đặc hiệu
hơn loại cô thường sử dụng nhưng nếu là tôi thì tôi sẽ dùng bây giờ. Chỉ đến
hai nhăm tuổi là những nếp nhăn của cô sẽ xuất hiện rồi. Và sau đó thì những nếp
nhăn trông sẽ rất rõ.
Khi người
bán hàng bôi một chút kem lên mặt Miranda, người đàn ông đứng đó nhìn. Trong
lúc người bán hàng hướng dẫn tỉ mỉ cho Miranda cách dùng, cách xoa nhẹ nhàng từ
cổ lên ra sao, anh ta xoay nắp một chiếc hộp. Rồi anh ta ấn một chút kem và xoa
nó lên mu bàn tay trần. Anh ta mở một lọ khác, cúi xuống để ngửi gần đến nỗi một
ít kem dính vào mũi.
Miranda
cười nhưng cây cọ trang điểm khá lớn mà người bán hàng đang quệt qua mặt che
khuất miệng cô.
-
Đây là phấn hồng số hai, -
người bán hàng giải thích. – Nó làm cô hồng hơn.
Miranda gật
đầu, nhìn thoáng qua hình ảnh mình ở một trong những tấm gương được sắp đặt làm
nổi góc quầy lên. Cô có đôi mắt màu sáng bạc, làn da trắng đến xanh xao tương
phản với mái tóc đen bóng khiến mọi người hay miêu tả cô gây ấn tượng nếu không
nói là đẹp. Chiếc đầu nhỏ nhắn của cô luôn nổi bật, những đường nét của cô cũng
nhỏ nhắn với hai cánh mũi thanh tú. Giờ đây gương mặt cô lung linh tỏa sáng, má
hồng, bên dưới hàng lông mày là một khoảng đậm màu sương khói. Đôi môi cô rạng
rỡ.
Người đàn
ông cũng nhìn vào gương và nhanh nhẹn lau kem dính trên mũi. Miranda tự hỏi
không biết anh ta là người nước nào. Anh ta có thể là người Tây Ban Nha, cũng
có thể là người Li băng. Khi anh ta mở một lọ khác và nói bâng quơ, “Lọ này có
mùi dứa”, cô mơ hồ phát hiện ra chất giọng anh ta.
-
Cô mua gì nữa không? – người
bán hàng vừa nhận thẻ tín dụng vừa hỏi Miranda.
-
Không, cảm ơn.
Bà ta gói
hộp kem vào mấy lần giấy.
-
Cô sẽ cảm thấy hạnh phúc với
món đồ này.
Tay
Miranda run run khi cô ký tờ biên lai. Người đàn ông vẫn không nhúc nhíc.
-
Tôi để cho cô mẫu kem mắt
mới, - người bán hàng nói thêm, đưa cho Miranda cái túi đựng kem. Bà ta nhìn thẻ
tín dụng của Miranda trước khi đưa nó qua máy tính.
-
Tạm biệt, Miranda!
Miranda
bước đi. Đầu tiên cô rảo bước. Rồi sau đó, khi nhìn thấy những cánh cửa dẫn tới
ngã tư trung tâm, cô đi chậm lại.
-
Một phần tên cô là tên Ấn
Độ, - người đàn ông nói, rảo bước cùng nhịp với cô.
Cô dừng lại
cạnh chiếc bàn tròn bày những chiếc áo len được trang trí bằng những quả thông
và những chiếc nơ bằng vải nhung. Anh ta cũng dừng lại.
-
Miranda ư?
-
Mira. Tôi có một bà dì tên
là Mira.
(còn nữa)
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét