Đã là dân tiếng Anh, ai cũng mong muốn được có
thời gian sinh sống trong môi trường tiếng Anh xịn để nâng cao khả năng ngôn ngữ
cũng như hiểu biết về nền văn hóa đó. Mình đương nhiên cũng vậy. Và lý do nữa
là mình thích tìm hiểu về nền văn hóa Anh để cảm thấy tự tin hơn mỗi khi dịch dọt.
Những năm 2000 trở về trước, dân tiếng Anh đi theo học bổng Ausaid khá nhiều, thường
chỉ cần thi được IELTS 7.0 cho ngành học phổ biến hồi đó là TESOL (Giảng dạy tiếng
Anh cho người nước ngoài). Nhưng hồi đó mình còn chưa có Tôm và việc chờ đợi bạn
ấy là ưu tiên hàng đầu.
Sinh con xong, Tôm được hơn một tuổi thì mình bắt đầu tìm kiếm cơ hội đi học nước ngoài. Luyện và thi IELTS để có chứng chỉ. Lọ mọ tham gia khá nhiều triển lãm giáo dục của Anh, Mỹ rồi Úc. Chẳng dễ tìm được cơ hội. Đôi lần mình nộp hồ sơ học bổng Fulbright để được đi thi TOEFL miễn phí. Qua vòng đầu, đến vòng tiếp theo thì mình bỏ không nộp vì biết học bổng đó rất khó và không ưu tiên ngành giảng dạy tiếng Anh. Rồi mình nộp đơn xin học bổng cho ngành Dịch văn học của trường Đại học Tổng hợp Norwich, Anh, dù học bổng chỉ cấp 50% học phí, không mảy may có sinh hoạt phí. Hồ sơ của mình chả có gì nổi bật ngoài một tặng thưởng nhỏ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội từ năm 2002, đôi cuốn sách dịch trong đó có một cuốn được xếp hạng sách bán chạy trong tháng 6-7 gì đó của năm 2000. Thất bại toàn tập. Giảng dạy tiếng Anh đã không còn là ưu tiên, những học bổng danh tiếng như Ausaid, Chevening lúc trước dành cho ngành này nhiều cơ hội giờ đã loại ngành này từ vòng gửi xe. Văn học thì vốn chẳng phải là lĩnh vực thường xuyên có những nghiên cứu cần trợ lý để người ta trao học bổng như một cách tìm trợ lý lương thấp. Và hồ sơ của mình thì hầu như chả có gì nổi bật, hoặc có thể mình chẳng bao giờ đủ tự tin thấy những thứ mình làm được là to tát. Có lẽ chỉ còn học bổng nhà nước là dễ hơn cả. Mình nộp đơn thi học bổng 322 lần đầu năm 2005. Trượt. Dù điểm mình đứng thứ hai trong khối ngành mình nộp đơn. Lý do là năm đó khu vực mình thi không có chỉ tiêu nào cho ngành nghiên cứu ngôn ngữ. Viết đến đây mình lại muốn chửi bậy, không có chỉ tiêu sao lại có trong hướng dẫn gửi ra, lại nhận hồ sơ và để con người ta đi thi. Phục thù thêm năm nữa, mình quyết tâm thi lại, chọn ngành Quản lý Giáo dục, lúc đấy đang khá là thời thượng. Lúc này động cơ đã bớt phần trong sáng. Mình đơn giản muốn thoát ra khỏi môi trường hiện tại vì chán dạy dỗ đến tận cổ sau khi đã nhiệt tình cống hiến tới 6-7 năm. Rồi Tôm lúc đó 4 tuổi, tính toán nếu đi học lúc Tôm 5 tuổi thì rất hợp lý vì Tôm sẽ ở nước ngoài một năm, vừa đủ để học tiếng Anh một chút rồi về Việt Nam vào lớp Một. Nhớ lại những tối mình miệt mài đi học lớp ôn thi đầu vào, nào quản lý giáo dục, nào lôgics học trong cái nóng tháng 4, tháng 5. Vào phòng thi khi đã có bầu bạn cún được hơn 7 tháng, các bạn cùng phòng ái ngại nhìn mình. Chả nhớ đã học thế nào, nhớ mỗi chi tiết mình cùn, không chịu đóng hụi chết với đám đồng môn vì nghĩ tại sao mình học cẩn thận lại phải đóng tiền. Mình bảo tụi nó, cứ ghi rõ bên ngoài phong bì tên mình không đóng tiền. Trong lớp có mấy em là chuyên viên ngồi bệt ở Bộ, các em ấy lại còn phụ trách cái dự án 322, nơi trình duyệt hồ sơ và hỗ trợ việc đi học của tụi mình mới tởm chứ. Tất nhiên là các em ấy cũng đi học kiểu on off nên rất nhiệt tình đóng góp, thậm chí còn kêu gọi nữa. Về sau, khi phải lên cái phòng đó một số lần làm thủ tục này nọ, mình và các em ấy vờ như chưa từng biết nhau, hehe. Điểm thi mình ổn, đâu đó trong top 5. Sinh bạn cún được hơn tháng thì mình được tin đã được học bổng. Các công đoạn, thủ tục trước khi nhận được quyết định đi học chả đơn giản tý nào, nhưng chuyện này mình vẫn còn ngại ngần chưa muốn viết ra. Liên quan đến Bộ, ngoài việc phải chờ đợi hơi lâu mỗi khi lên đó thì mình thấy mọi cái cũng không đến nỗi quá tệ. Mình vẫn nhớ chi tiết hồ sơ giấy tờ mình tự dịch hết. Tên khóa học nếu dịch đúng thì phải là Lãnh đạo và Quản lý Giáo dục, em H. ở Bộ khuyên mình, chị chỉ nên ghi là Quản lý Giáo dục thôi, ghi Lãnh đạo hơi nhạy cảm, sợ khó được duyệt, vì các sếp sẽ đặt câu hỏi, học về làm lãnh đạo à, hehe.
Sinh con xong, Tôm được hơn một tuổi thì mình bắt đầu tìm kiếm cơ hội đi học nước ngoài. Luyện và thi IELTS để có chứng chỉ. Lọ mọ tham gia khá nhiều triển lãm giáo dục của Anh, Mỹ rồi Úc. Chẳng dễ tìm được cơ hội. Đôi lần mình nộp hồ sơ học bổng Fulbright để được đi thi TOEFL miễn phí. Qua vòng đầu, đến vòng tiếp theo thì mình bỏ không nộp vì biết học bổng đó rất khó và không ưu tiên ngành giảng dạy tiếng Anh. Rồi mình nộp đơn xin học bổng cho ngành Dịch văn học của trường Đại học Tổng hợp Norwich, Anh, dù học bổng chỉ cấp 50% học phí, không mảy may có sinh hoạt phí. Hồ sơ của mình chả có gì nổi bật ngoài một tặng thưởng nhỏ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội từ năm 2002, đôi cuốn sách dịch trong đó có một cuốn được xếp hạng sách bán chạy trong tháng 6-7 gì đó của năm 2000. Thất bại toàn tập. Giảng dạy tiếng Anh đã không còn là ưu tiên, những học bổng danh tiếng như Ausaid, Chevening lúc trước dành cho ngành này nhiều cơ hội giờ đã loại ngành này từ vòng gửi xe. Văn học thì vốn chẳng phải là lĩnh vực thường xuyên có những nghiên cứu cần trợ lý để người ta trao học bổng như một cách tìm trợ lý lương thấp. Và hồ sơ của mình thì hầu như chả có gì nổi bật, hoặc có thể mình chẳng bao giờ đủ tự tin thấy những thứ mình làm được là to tát. Có lẽ chỉ còn học bổng nhà nước là dễ hơn cả. Mình nộp đơn thi học bổng 322 lần đầu năm 2005. Trượt. Dù điểm mình đứng thứ hai trong khối ngành mình nộp đơn. Lý do là năm đó khu vực mình thi không có chỉ tiêu nào cho ngành nghiên cứu ngôn ngữ. Viết đến đây mình lại muốn chửi bậy, không có chỉ tiêu sao lại có trong hướng dẫn gửi ra, lại nhận hồ sơ và để con người ta đi thi. Phục thù thêm năm nữa, mình quyết tâm thi lại, chọn ngành Quản lý Giáo dục, lúc đấy đang khá là thời thượng. Lúc này động cơ đã bớt phần trong sáng. Mình đơn giản muốn thoát ra khỏi môi trường hiện tại vì chán dạy dỗ đến tận cổ sau khi đã nhiệt tình cống hiến tới 6-7 năm. Rồi Tôm lúc đó 4 tuổi, tính toán nếu đi học lúc Tôm 5 tuổi thì rất hợp lý vì Tôm sẽ ở nước ngoài một năm, vừa đủ để học tiếng Anh một chút rồi về Việt Nam vào lớp Một. Nhớ lại những tối mình miệt mài đi học lớp ôn thi đầu vào, nào quản lý giáo dục, nào lôgics học trong cái nóng tháng 4, tháng 5. Vào phòng thi khi đã có bầu bạn cún được hơn 7 tháng, các bạn cùng phòng ái ngại nhìn mình. Chả nhớ đã học thế nào, nhớ mỗi chi tiết mình cùn, không chịu đóng hụi chết với đám đồng môn vì nghĩ tại sao mình học cẩn thận lại phải đóng tiền. Mình bảo tụi nó, cứ ghi rõ bên ngoài phong bì tên mình không đóng tiền. Trong lớp có mấy em là chuyên viên ngồi bệt ở Bộ, các em ấy lại còn phụ trách cái dự án 322, nơi trình duyệt hồ sơ và hỗ trợ việc đi học của tụi mình mới tởm chứ. Tất nhiên là các em ấy cũng đi học kiểu on off nên rất nhiệt tình đóng góp, thậm chí còn kêu gọi nữa. Về sau, khi phải lên cái phòng đó một số lần làm thủ tục này nọ, mình và các em ấy vờ như chưa từng biết nhau, hehe. Điểm thi mình ổn, đâu đó trong top 5. Sinh bạn cún được hơn tháng thì mình được tin đã được học bổng. Các công đoạn, thủ tục trước khi nhận được quyết định đi học chả đơn giản tý nào, nhưng chuyện này mình vẫn còn ngại ngần chưa muốn viết ra. Liên quan đến Bộ, ngoài việc phải chờ đợi hơi lâu mỗi khi lên đó thì mình thấy mọi cái cũng không đến nỗi quá tệ. Mình vẫn nhớ chi tiết hồ sơ giấy tờ mình tự dịch hết. Tên khóa học nếu dịch đúng thì phải là Lãnh đạo và Quản lý Giáo dục, em H. ở Bộ khuyên mình, chị chỉ nên ghi là Quản lý Giáo dục thôi, ghi Lãnh đạo hơi nhạy cảm, sợ khó được duyệt, vì các sếp sẽ đặt câu hỏi, học về làm lãnh đạo à, hehe.
Thế là cuối cùng mình đã có được điều mình muốn.
Mình sẽ được sống hơn một năm trong môi trường tiếng Anh, nền văn hóa Anh. Visa
cho cả gia đình đã nhận. Niềm náo nức trước một cuộc sống mới với bao điều mới
lạ nhiều lúc át cả nỗi lo phải xa con gái khi đó còn chưa đầy tuổi. Vả lại, để
con lại cho bác T. và bà chăm sóc, mình cảm thấy hoàn toàn yên tâm.
Giữa tháng 7, mang cún lên Sapa, chơi với con
chục ngày rồi về Hà Nội để chuẩn bị đi, mình cảm giác như đã hoàn toàn sẵn
sàng. Vậy mà khi xe chuyển bánh, vẫn không ngăn được cổ họng nghẹn lại, nước mắt
cứ rơi trên đoạn đường Sa Pa-Lào Cai.
"Không chịu đóng hụi chết với đám đồng môn". To gan nhỉ?. Không nhớ câu ông bà ta xưa: "Dại đàn hơn khôn độc" sao.
Trả lờiXóaHì hì, đôi lúc em vẫn ngang bướng như thế đấy. Em là đứa duy nhất không đóng hụi chết trong cái lớp đó :-)
XóaĐọc entry này lại nhớ trước đó hai chị em còn đi sang mãi Gia Lâm tìm gặp một ông thầy bói em nhỉ. Nghĩ lại thấy buồn cười.
Trả lờiXóaEm còn nhớ bộ quần áo, đôi giày em đi ngày hôm đó và rất nhiều chi tiết khác nữa, một số bí mật của chị í :v. Chẳng nhẽ đấy là Gia Lâm à, vì nó nằm trên đường đi sân bay Nội Bài mà?
Xóa